Mô hình nhà ở xã hội ở Bình Dương, Đồng Nai... đang được kỳ
vọng sẽ mở ra cơ hội sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, để triển
khai rộng ra nhiều nơi còn không ít vấn đề vướng mắc. Chủ tịch Hiệp hội
Bất động sản TP.HCM (HoRea) Lê Hoàng Châu phân tích:
- Mô hình của Bình Dương rất tốt mà các địa phương
khác phải học hỏi để nhân rộng, đặc biệt tại các đô thị lớn - nơi
người thu nhập thấp, dân nhập cư rất khát khao một mái nhà để an cư.
Nhiều người cho rằng nếu làm không khéo là khu “ổ chuột”,
nhưng thực tế đây là phát triển đô thị dành cho người thu nhập thấp có
kiểm soát. Vừa qua do thiếu kiểm soát xung quanh các khu công nghiệp ở
quận Bình Tân, Bình Chánh... người ta mới xây lên những khu trọ chưa đạt
chuẩn dành cho người nhập cư.
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy đầu tiên họ chấp
nhận ở chật, xấu, tiện ích tối thiểu, sau khi đất nước phát triển
họ quy hoạch lại. Mỗi giai đoạn cần có quy hoạch phù hợp, giai đoạn
này nước ta còn nghèo và nguồn lực còn hạn hẹp, thu nhập người dân
còn thấp nên cho phép những sản phẩm này ra đời.
Tuy nhiên, các khu này phải kết nối giao thông thuận
lợi, đảm bảo tiện ích đi kèm để tránh biến thành các khu đô thị
không người ở như một số dự án tái định cư trước đây.
Thực tế hiện nay nhiều chủ đầu tư không mặn mà làm
nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân do lợi nhuận thấp. Theo ông, cần tháo
gỡ những điểm nào để tăng nguồn cung loại nhà này?
- Điều quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước phải
tạo được quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo quy hoạch.
Như chính sách trong dự thảo nghị định quản lý và
phát triển nhà ở xã hội sắp ban hành có quy định các dự án nhà ở
thương mại phải dành 20% diện tích đất để làm nhà ở xã hội.
Nhưng với những dự án dưới 10ha có thể giao nộp
tiền hoặc dự án ở khu vực khác dự thảo nghị định mới về phát
triển và quản lý nhà ở xã hội, đây là một cách hay để tạo lập
quỹ nhà ở xã hội trong tương lai.
Theo tôi, xây dự án nhà ở xã hội trong khu cao cấp
là chấp nhận được vì người dân nghèo vẫn có quyền được tiếp cận
các tiện ích. Như khu đô thị Thủ Thiêm đã xây năm khu tái định cư giữa
lòng Thủ Thiêm.
Tuy nhiên, không nên bắt buộc tất cả chủ đầu tư đều
phải xây nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại, mà để chủ đầu
tư lựa chọn các hình thức tạo lập quỹ nhà ở xã hội như: xây tại
khu vực dự án hoặc giao quỹ nhà ở xã hội có giá trị tương đương
tại khu vực khác, hoặc trả bằng tiền vào quỹ phát triển nhà ở xã
hội của địa phương. Tôi đề nghị mở rộng các hình thức này cho tất
cả dự án dù trên hay dưới 10ha.
Về phía doanh nghiệp, hiện nay họ ít mặn mà vì lợi
nhuận thấp. Lợi nhuận của mỗi dự án nhà ở xã hội hiện nay chỉ 10%
sau khi Kiểm toán Nhà nước định giá dự án. Các chủ đầu tư cho rằng
10% này không đủ bởi Kiểm toán Nhà nước không thể cộng vào các chi
phí “không tên” khi chủ đầu tư bỏ ra làm dự án nên vấn đề này cũng
phải cân nhắc.
Mặt khác, về quy hoạch phát triển đô thị phải chấp
nhận quy hoạch các khu vực phát triển nhà ở xã hội. Đây sẽ như
những khu đô thị vệ tinh quy hoạch những căn hộ vừa và nhỏ giá bình
dân, hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu, có đầy đủ dịch vụ thương mại,
bệnh viện, trường học, ngân hàng, cửa hàng...
Ngoài ra về phía nguồn vốn phát triển nhà ở xã
hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước cơ cấu 3% tổng dư nợ tín dụng cho người
dân và doanh nghiệp vay ưu đãi để mua, thuê mua và phát triển nhà ở
xã hội. Các khung về lãi suất và tiếp cận nên áp dụng tương tự
chính sách đã áp dụng của gói 30.000 tỉ đồng.
* Nhưng gói 30.000 tỉ đồng đến nay cũng mới giải ngân
được hơn 20%. Những vướng mắc ở đây quá “quen thuộc” nhưng chưa thể tháo gỡ,
theo ông, vì sao?
- Hiện nay đã cho 15 ngân hàng tham gia giải ngân, tính
tới thời điểm hiện nay mới giải ngân hơn 20% gói 30.000 tỉ đồng. Mức
giải ngân này quá thấp, quá chậm nên chưa tạo được cho người thu nhập
thấp tiếp cận nhà ở...
Vướng mắc hiện nay về khách quan vẫn là thiếu quỹ
nhà ở xã hội, thiếu các dự án nhà ở thương mại đủ tiêu chuẩn vay
gói này (dưới 1,05 tỉ đồng). Trong khi đó, chính quyền địa phương khi
xét chuyển đổi căn hộ của chủ đầu tư từ căn hộ lớn sang nhỏ, nhà ở
thương mại sang nhà ở xã hội còn quá ít bởi thủ tục nhiêu khê.
Còn phía người đi vay vướng mắc hiện nay là điều
kiện vay gói 30.000 tỉ đồng không giải quyết cho người nhập cư vì yêu
cầu người mua phải đóng bảo hiểm xã hội trên một năm, trong khi đó
nhiều người có thời gian thử việc lâu, người mới lên TP dưới một năm
không được mua.
Để giải ngân nhanh nên bỏ điều kiện chứng minh điều
kiện thu nhập, khả năng trả nợ của người vay. Bởi các khoản vay này
đã được bảo đảm khi luật cho phép người mua thế chấp bất động sản
hình thành trong tương lai.
Cụ thể, một căn nhà ở xã hội giá 600 triệu đồng, người
dân đóng trước 20% là 120 triệu đồng, vay 80% là 480 triệu đồng, khoản
vay này đang được bảo lãnh bằng căn hộ 600 triệu đồng. Ở đây phải có
lòng tin vào người thu nhập thấp.
Mặt khác, thời hạn vay trong dự thảo nghị định phát
triển nhà ở xã hội lần này có ghi mua trả góp nhà ở xã hội người
vay được vay tối đa 15 năm, điều này chưa phù hợp vì tối thiểu phải 20
năm.
Bởi vì thời gian vay 15 năm hiện nay đang được áp
dụng trong gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng cả nhà ở xã hội và
căn hộ thương mại dưới 1,05 tỉ đồng, nhưng mức vay 20 năm mới phù hợp
khả năng trả nợ, năng lực tài chính của người thu nhập thấp đô thị.
Ví dụ khoản vay 500 triệu đồng mua bán nhà đất dĩ an nếu vay 15 năm thì mỗi
tháng phải trả 4-5 triệu đồng, nhưng nếu kéo dài 20 năm chỉ trả trên
dưới 3 triệu đồng/tháng là phù hợp với họ hơn. Phù hợp với thông lệ
các nước trên thế giới về nhà ở xã hội, họ quy định tiền vay mua
nhà trả góp được hoàn trả trong một thế hệ (25 năm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét